Pages

Thursday, April 30, 2015

Người Việt uống 2,56 tỷ lít bia từ đầu năm đến nay

Riêng trong tháng 10, sản lượng bia tăng trưởng gần 9%
Riêng trong tháng 10, sản lượng bia tăng trưởng gần 9%

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Sự trở lại của cổ phiếu Bất động sản và Dầu khí
* Việt Nam đã phủ sóng di động ra Hoàng Sa và Trường Sa

* VNPT giảm 739.000 thuê bao di động

* Điện lực miền Bắc thay Chủ tịch, Tổng giám đốc

* Bộ Công Thương: Dầu ăn bẩn không bán ở trong nước

* [INFOGRAPHIC] Tỷ lệ trẻ đói nghèo tăng lên tại các nước phát triển

Theo số liệu của Bộ Công thương, trong tháng 10, sản lượng sản xuất bia các loại ước đạt 275,4 triệu lít, tăng 8,9% so với tháng 10 năm 2013. 

Tính chung 10 tháng, sản xuất bia các loại ước đạt 2,56 tỷ lít, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Trong đó, bia thương hiệu Hà Nội ước đạt 460,2 triệu lít, tăng 4,1%; bia thương hiệu Sài Gòn ước đạt 1,09 tỷ lít, tăng 2,8%. 

Theo Bộ Công thương, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn sản xuất và dự trữ hàng chuẩn bị cho những tháng cuối năm và cho ra mắt nhiều sản phẩm mới, khẳng định thương hiệu và sự phát triển của ngành đồ uống Việt Nam. 

Để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, trong những tháng cuối năm, Bộ Công thương khuyến nghị các doanh nghiệp trong ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú ý xem xét cách tổ chức và hiệu quả của mạng lưới phân phối nhà hàng hiện nay, để tìm ra một mô hình tổ chức hiệu quả hơn của từng doanh nghiệp, giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Vừa rồi, sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, Bộ Công Thương vừa quyết định loại bỏ quy định cấm bán bia rượu vỉa hè, cấm bán bia rượu cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú ra khỏi Dự thảo Nghị định về Sản xuất và Kinh doanh bia rượu.

Đại diện Bộ Công thương cho biết, quy định cấm bán bia cho bà mẹ mang thai, cho con bú, người có biểu hiện say rượu được chuyển thành hoạt động khuyến cáo, cảnh báo trên sản phẩm, bao bì. Riêng với quy định cấm bán bia cho người dưới 18 tuổi vẫn giữ nguyên.

Về phía Hiệp hội Bia rượu và nước giải khát Việt Nam (VBA), ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho rằng, việc bỏ những quy định nói trên là hợp lý vì không phù hợp và khó khả thi.

Trong khi ngành bia rượu, nước giải khát tăng trưởng tốt thì trong tháng 10, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội chỉ tăng 1,6% so với tháng trước, tính chung 10 tháng tăng 11,1% so với cùng kỳ (tăng thấp hơn so với mức 12,6% của năm ngoái). Nguyên nhân chủ yếu do sức mua yếu. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ 10 tháng năm 2014 đạt mức tăng 6,4%.

Về tình hình tồn kho, tại thời điểm 1/10/2014, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,4% so với thời điểm 1/9/2014 và tăng 10,9% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, một số ngành chỉ số tồn kho cao là: chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản (tăng 13,9%); sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (tăng 45,8%); may trang phục (trừ trang phục từ da, lông thú) (tăng 28,4%); dệt (tăng 12,3%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (tăng 34,5%); sản xuất sắt, thép, gang (tăng 34,8%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (tăng 16,8%)...

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”


http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nguoi-viet-uong-256-ty-lit-bia-tu-dau-nam-den-nay-990544.htm
http://dantri.com.vn/kinh-doanh.htm

George Clooney thân thiết với bố mẹ vợ - Giải trí - Dân trí

Đơn vị quảng cáo:  01287 078 866 (Ms.Luận)Email: quangcao@admicro.vnTel: 844 39748899 Ext:2233 Website: www.admicro.vnHỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)Các mảng: gia đình - công nghệ - game - giải trí , xã hội.
http://dantri.com.vn/giai-tri/george-clooney-than-thiet-voi-bo-me-vo-1065901.htm
http://dantri.com.vn/giai-tri.htm

Họa tiết dân tộc truyền thống Việt “đọ dáng” sắc phục Đông Nam Á - Giải trí - Dân trí

Festival Nghề truyền thống Huế 2015:Tham dự đêm hội có sự góp mặt của 13 NTK đến từ 6 nước Đông Nam Á:  Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Việt Nam cùng một NTK người Tây Ban Nha (đang sinh sống tại Việt Nam). Với hơn 200 bộ trang phục, đêm thời trang ASEAN chia làm 2 phần: Phần một là màn trình diễn của các nhà thiết kế đến từ các nước Đông Nam Á cũng như Tây Ban Nha; Phần hai là sân chơi của các nhà thiết kế đến từ Việt Nam.Nếu như các NTK Đông Nam Á hay Tây Ban Nha lựa chọn cho mình phong cách trẻ trung cùng sự nhẹ nhàng, thanh thoát đến từ các chất liệu vải tự nhiên như: lụa, lanh, đặc biệt là tơ sen, tơ chuối thì các NTK Việt Nam lại táo bạo kết hợp giữa chất liệu thổ cẩm Zèng của người Tà-Ôi (huyện miền núi A Lưới, Huế) cùng những họa tiết dân tộc trên áo dài, váy. Với chủ đề “Hội tụ bản sắc Châu Á”, đêm diễn đã thành công ngoài mong đợi khi tạo nên được cảm hứng từ truyền thống, không chỉ đạt đến sự chuẩn mực về tính thẩm mỹ và hiện đại mà còn mang tính ứng dụng cao.Theo nhận xét của Tổng đạo diễn chương trình - NTK Minh Hạnh: “Từ trước đến nay các nhà thiết kế của Việt Nam tự hào về những chất liệu vải truyền thống. Nhưng đây là lần đầu tiên chất liệu truyền thống của Việt Nam “đấu” với chất liệu truyền thống của các nước trong khu vực. Điều này tạo ra được một nhìn nhận đúng mực hơn về những giá trị cũng như chất lượng của chất liệu truyền thống của Việt Nam”.Cũng theo bà Minh Hạnh: “Cuộc hội ngộ này không chỉ nhằm mục đích giao lưu, biểu diễn, mà còn là sự truyền đạt kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm bảo tồn, giữ gìn những chất liệu truyền thống”.Thành Nhân – Đại DươngĐơn vị quảng cáo:  01287 078 866 (Ms.Luận)Email: quangcao@admicro.vnTel: 844 39748899 Ext:2233 Website: www.admicro.vnHỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)Các mảng: gia đình - công nghệ - game - giải trí , xã hội.
http://dantri.com.vn/giai-tri/hoa-tiet-dan-toc-truyen-thong-viet-do-dang-sac-phuc-dong-nam-a-1066097.htm
http://dantri.com.vn/giai-tri.htm

23 địa phương không thu hút nổi 1 đồng vốn FDI từ đầu năm

Thu hút FDI của Việt Nam sụt giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm (ảnh minh họa)
Thu hút FDI của Việt Nam sụt giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm (ảnh minh họa)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Theo số liệu báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm 2015, trên cả nước có tới 23 tỉnh, thành không hề thu hút được đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nào.

Các địa phương này bao gồm Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn… Đây phần lớn là những tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc.

Bên cạnh đó, trong số 40 tỉnh, thành còn lại, có những địa phương thu hút FDI với nguồn vốn “nhỏ giọt”. Chẳng hạn Trà Vinh chỉ có 1 dự án được cấp mới, vốn đăng ký 120 triệu USD; Thanh Hóa, An Giang chỉ có 2 dự án cấp mới với vốn đăng ký lần lượt là 30 triệu và 27,4 triệu USD…

Bạc Liêu, Yên Bái thậm chí không có dự án cấp mới nào. Tuy nhiên, Bạc Liêu có 2 dự án được tăng vốn với số vốn tăng thêm là 5,2 triệu USD; Yên Bái có 1 dự án được tăng vốn với số vốn tăng thêm là 2 triệu USD…

Một loạt các địa phương khác như Hà Tĩnh, Bình Thuận, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Bình Định, Tiền Giang, Sóc Trăng, Ninh Bình, Phú Thọ, Lâm Đồng, Hòa Bình… chỉ thu hút dược 1 dự án cấp mới.

Tình trạng này đã khiến kết quả chung về thu hút vốn FDI của Việt Nam 4 tháng đầu năm bị sụt giảm rất mạnh. Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2015 cả nước có 448 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,7 tỷ USD, bằng 82,9% so với cùng kỳ năm 2014.  Đến 20 tháng 4 năm 2015, có 167 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,04 tỷ USD, bằng 64,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,72 tỷ USD, bằng 76,7% so với cùng kỳ năm 2014. 

Đồng Nai là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 916,75 triệu USD, chiếm 24,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 784,93 triệu USD, chiếm 21,1%. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 292,1 triệu USD, chiếm 7,8%.

Theo ghi nhận của Cục Đầu tư nước ngoài, mặc dù có nhiều địa phương thu hút số lượng dự án khiêm tốn, thậm chí “trắng” dự án FDI, song số lượt dự án cấp mới và tăng vốn trong 4 tháng đầu năm vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2014: số dự án cấp mới tăng hơn 14,9% và số dự án tăng vốn tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Tuy nhiên, nhìn chung trong 4 tháng đầu năm nay không có các dự án quy mô lớn như cùng kỳ năm 2014, vì vậy số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm bị sụt giảm.
Bích Diệp
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”


http://dantri.com.vn/kinh-doanh/23-dia-phuong-khong-thu-hut-noi-1-dong-von-fdi-tu-dau-nam-1066139.htm
http://dantri.com.vn/kinh-doanh.htm

George Clooney thân thiết với bố mẹ vợ - Giải trí - Dân trí

Đơn vị quảng cáo:  01287 078 866 (Ms.Luận)Email: quangcao@admicro.vnTel: 844 39748899 Ext:2233 Website: www.admicro.vnHỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)Các mảng: gia đình - công nghệ - game - giải trí , xã hội.
http://dantri.com.vn/giai-tri/george-clooney-than-thiet-voi-bo-me-vo-1065901.htm
http://dantri.com.vn/giai-tri.htm

Đông Nam Á thay Trung Quốc làm “công xưởng của thế giới”?

Một góc Myanmar- Ảnh: Bloomberg.
Một góc Myanmar - Ảnh: Bloomberg.

Hãng tin Bloomberg trích dẫn báo cáo này nói rằng, sẽ đến lúc Đông Nam Á chiếm mất vị trí “công xưởng của thế giới” từ Trung Quốc.

Cuộc dịch chuyển nói trên sẽ là một phần trong sự nổi lên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành “trụ cột thứ ba” của tăng trưởng khu vực, sau Trung Quốc và Ấn Độ - theo các chuyên gia kinh tế của ANZ.

Báo cáo của ngân hàng này cho rằng, đến năm 2030, hơn một nửa dân số 650 triệu người của Đông Nam Á sẽ nằm trong độ tuổi dưới 30 - là một phần trong tầng lớp trung lưu đang nổi lên của khu vực với mức tiêu dùng lớn hơn.

“Chúng tôi cũng tin rằng Đông Nam Á sẽ chiếm mất vị thế ‘công xương của thế giới’ của Trung Quốc trong 10-15 năm tới, khi các công ty chuyển tới khu vực này để tranh thử nguồn lao động dồi dào, giá rẻ ở các khu vực như sông Mekong”, ANZ viết.

Sự dịch chuyển này có thể được hỗ trợ bởi kết nối giữa lực lượng lao động giá rẻ ở những nước như Myanmar, Campuchia và Lào với các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và các nhả sản xuất trình độ cao ở Singapore và Malaysia.

Các nước Đông Nam Á đã cam kết thành lập một Cộng đồng ASEAN trong năm 2015 để hàng hóa, dịch vụ, các dòng vốn và lao động có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên.

Theo ước tính của ANZ, các nước Đông Nam Á có thể cùng nhau nâng kim ngạch thương mại nội khối lên mức 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN từ các nền kinh tế lớn có thể lên mức 106 tỷ USD vào năm 2025. Vào năm 2013, vốn FDI từ các nền kinh tế lớn vào ASEAN đã lần đầu tiên lượng vốn rót vào Trung Quốc.

“Hầu hết các nước thành viên ASEAN đều nằm ở điểm giao cắt giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, ANZ nhấn mạnh. “Các nước ASEAN nằm trong đất liền nằm giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Sự tiếp cận và những vùng đất và tuyến đường biển này cho phép ASEAN tham gia vào mạng lưới sản xuất đang mở rộng của châu Á”.

 Theo Diệp Vũ
Vneconomy

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”


http://dantri.com.vn/kinh-doanh/dong-nam-a-thay-trung-quoc-lam-cong-xuong-cua-the-gioi-1065910.htm
http://dantri.com.vn/kinh-doanh.htm

Phát hiện kho chứa hơn 100m3 gỗ quý chưa rõ nguồn gốc

Kho gỗ không có giấy tờ hợp pháp bị phát hiện và đang chờ xử lý theo quy định
Kho gỗ không có giấy tờ hợp pháp bị phát hiện và đang chờ xử lý theo quy định.

Trước đó, vào ngày 15/4, bằng các biện pháp nghiệp vụ, BĐBP tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện một kho chứa gỗ tại địa chỉ 56, Phan Đình Phùng, phường Cam Thuận, TP Cam Ranh. Tại đây, lực lượng chức năng đã bắt quả tang 5 người đang bốc xếp khoảng 6 tấn gỗ trắc dây lên xe ô tô BKS 79C-05743 chở đi tiêu thụ.

Kiểm tra ban đầu, tổng số gỗ được phát hiện là hơn 100 m3 gỗ quý các loại. Bước đầu cơ quan chức năng xác định đây là gỗ hương, sơn huyết, trắc dây. Qua kiểm tra, số lượng gỗ này đều không có giấy tờ hợp pháp.

Liên quan đến vụ việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Nguyễn Chiến Thắng đã giao BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan sớm điều tra làm rõ, xử lý vụ việc theo quy định.

Thủy Nguyên


http://dantri.com.vn/phap-luat/phat-hien-kho-chua-hon-100m3-go-quy-chua-ro-nguon-goc-1065345.htm
http://dantri.com.vn/phap-luat.htm

Vững vàng khi chồng ngoại tình


Chị thân mến, 

Chị thân mến, 

Tôi rất hiểu tâm trạng chị hiện nay, tôi cũng không hiểu sức mạnh đâu mà 2 năm trước tôi đã làm như vậy. 

Ban đầu khóc thầm, héo hắt, tham dò định cầu cứu 2 bên gia đình nhưng vô vọng thôi chị à, khi một người chồng sẵn sàng vứt bỏ vợ con hơn 10 năm sướng khổ để chạy theo cô gái trẻ ranh ma tìm mọi cách để moi tiền đại gia thì mọi lời khuyên nhủ chỉ như nước đổ đầu vịt. 

Ngày đó tôi mời một luật sư làm đơn xin ly thân gửi lên tòa án trình bày toàn bộ sự việc và xin được tạm thời đóng băng toàn bộ tài khoản 2 vợ chồng lại, hàng tháng chỉ xuất 1 khoản tiền nhỏ đủ trang trải thiết yếu cho gia đình nhất là 2 con. Mọi tài sản khác cũng được tòa giám sát. 
Tôi đã nhờ luật sư thuê công ty thám tử điều tra rõ cô gái kia và gửi toàn bộ cho tòa án. 

Tôi nói với chồng mình làm buổi tiệc nhỏ mời 2 bên họ hàng đến và tuyên bố 2 bên chính thức đề đơn ly hôn. Dĩ nhiên tôi không cho con xuất hiện lúc này. Tôi trình tất cả những gì đã trình ra tòa cho hai bên gia đình biết, ký đơn ly hôn và yêu cầu anh mang valy ra khỏi nhà theo cô nhân tình cho đến khi tòa chính thức ly hôn. Thời gian ly thân 6 tháng không ai được làm phiền ai như quy định của tòa. 

Chị biết không, tất cả vì 2 con mà tôi phải mạnh mẽ. Hàng tháng chồng tôi nhận lương 30 triệu. Luật sư của tôi đã tìm gặp kế toán trưởng công ty chồng tôi và xuất trình yêu cầu của tòa buộc chồng tôi chỉ được sử dụng 50% số tiền lương tháng, và các khoảng khác tạm thời đóng băng. Dĩ nhiên chồng tôi rất hùng hổ với tôi nhưng đây là quyết định của tòa trong thời gian ly thân anh phải chấp thuận. Kế toán trưởng công ty anh không được tiết lộ bất cứ tin tức nào ra ngoài vì qui định pháp luật. 

Tốn kém khá nhiều đó chị à, nhưng khi không còn tiền chu cấp cho nhân tình, không quá 3 tháng cô nhân tình bé nhỏ lộ ngay “đuôi cáo” ra, tự chồng tôi quay về. 

Thời gian ly thân tôi sụt mất 5 kg. Tôi cố gắng chăm sóc nhan sắc, chăm sóc con cái cẩn thận, bỏ hết tất cả những công việc ngoài lề để chăm lo cho con cái. Tôi phải nói thật với sếp và mong sếp thông cảm trong thời gian ly thân. Những ngày tháng không bao giờ quê chị à, tôi xinh tươi bên ngoài bao nhiêu, héo hắt trong lòng bấy nhiêu…

Đúng 3 tháng 26 ngày chồng tôi quay về năn nỉ xin lỗi, tôi rất mừng nhưng cố gắng cương quyết ngó lơ "anh có thể ở lại nhà nhưng mọi thứ không thay đổi". Tôi chăm sóc con cái, chồng chu đáo như mọi ngày, nhưng cũng nhờ chồng giúp chăm sóc con nhiều hơn, tôi dành thời gian hạn hẹp đi gặp gỡ bạn bè, có khi chỉ đi loanh quanh chẳng cụ thể việc gì, nhưng lúc nào cũng xinh đẹp và hấp dẫn. Tôi cương quyết không gần gũi chồng, mà dành nhiều thời gian đưa chồng con thăm viếng họ hàng 2 bên, bạn bè. Tôi cũng dành thời gian đến công ty chồng gặp gỡ mọi người vui vẻ. 

Đến ngày tòa mời 2 bên ra, chúng tôi ra tòa, luật sư tôi xin tòa gia hạn thêm 6 tháng nữa để tôi bình tâm lại. Vì luật sư tôi lo ngại cô gái kia và chồng tôi cố gắng diễn trò. 

Rồi chuyện gì đến cũng đến, cô gái trẻ vốn quen được ăn sung mặc sướng nay bình thời, thêm vào sự có mặt của tôi rất vững vàng. Tôi có được sự ủng hộ của mọi người, nhất là những người chồng tôi từng tự hào đưa cô ta đến gặp gỡ. Tôi tự tin cùng chồng đi đến các buổi event mà trước kia anh thường đi cùng cô gái đó. Tôi đã rút đơn ly hôn nhưng những khoản tiền trong gia đình tôi rất rành mạch giữa 2 vợ chồng, đồng thuận những khoản chi hợp lý.

Đã 2 năm trôi qua, những ngày sóng gió nói thật tôi chỉ còn cảm giác thói quen có chồng bên cạnh, con cái có cha nhưng tình yêu thì không thể như ban đầu. 

Nhưng chị ơi mình đã 40 rồi, con cái đề huề thôi giữ được gì thì giữ, hy sinh bản thân một chút, 9 bỏ làm 10. Tôi mong chị cũng đủ dũng khí hành động vì 2 con. Nước mắt lòng tự ái, níu kéo yếu đuối chỉ là vô vọng khi đàn ông đã “ mắc bẫy” tình trẻ.

Mẹ cùng cảnh

http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/vung-vang-khi-chong-ngoai-tinh-1064998.htm
http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh.htm

Đài Loan “siết” kiểm tra chất lượng chè đen từ Việt Nam

Đài Loan “siết” kiểm tra chất lượng chè đen từ Việt Nam
Lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan chiếm 70% tổng sản lượng nhập khẩu của Đài Loan (ảnh minh họa) 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) dẫn thông tin từ truyền thông Đài Loan, Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan cho biết, từ tháng 2/2015 đến nay, phía Đài Loan mỗi tuần kiểm tra và phát hiện từ 1 đến 4 lô chè đen của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đạt yêu cầu. 

Theo thống kê của Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan, lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan chiếm 70% tổng sản lượng nhập khẩu của Đài Loan. Năm 2014, tỷ lệ chè đen không đạt tiêu chuẩn là 17%.

Phía cơ quan quản lý Đài Loan cũng cho biết, phía Đài Loan sẽ mở rộng phạm vi kiểm tra, không chỉ với chè Việt Nam mà sẽ mở rộng kiểm tra đối với chè nhập khẩu từ tất cả các nước với mức độ kiểm tra 100% đối với các lô hàng nhập khẩu. Phía Đài Loan cũng sẽ tiến hành kiểm tra liên ngành đối với sản phẩm chè cốc của hệ thống cửa hàng bán đồ uống nội địa.

Phía Đài Loan đang đề nghị Việt Nam tăng cường các biện pháp quản lý sản xuất, kết hợp hướng dẫn nông dân trồng chè để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch, đồng thời, chờ cơ quan quản lý chất lượng nông sản Việt Nam đưa ra văn bản chứng minh và trao đổi các biện pháp quản lý chất lượng mặt hàng này.

Vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam nắm tình hình, chủ động, khẩn trương có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ chất lượng các sản phẩm xuất khẩu đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn của Đài Loan và đối tác nhập khẩu, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan và uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bích Diệp
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”


http://dantri.com.vn/kinh-doanh/dai-loan-siet-kiem-tra-chat-luong-che-den-tu-viet-nam-1066133.htm
http://dantri.com.vn/kinh-doanh.htm

Kinh tế TPHCM: Từ "thành trì" đến "thành thị"

Thành phố trẻ

Theo PGS.TS Võ Văn Sen (Đại học Quốc gia TPHCM), trong những thế kỷ 17-18, giống như nhiều khu vực tập trung đông cư dân ở Đàng Trong, Sài Gòn đóng vai trò là một trung tâm chính trị, quân sự (thành trì) hơn là một trung tâm kinh tế - xã hội (thành thị). Yếu tố “thành” là khởi đầu của các đô thị ở Đàng Trong nhưng yếu tố “thị” mới là luồng sinh khí hình thành nên các trung tâm kinh tế, xã hội.

Từ nửa đầu thế kỷ 19, Sài Gòn đã định hình được vị trí là trung tâm kinh tế hàng đầu ở Nam bộ. Sài Gòn - Gia Định thời kỳ 1954-1975, quy mô dân số tăng nhanh từ 1,6 lên 3,6 triệu dân, trở thành đầu mối giao lưu giữa các vùng miền và cửa ngõ quốc tế, là thành phố động lực mạnh nhất của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam.

Bến Thành xưa đã là trung tâm thương mại sầm uất của Sài Gòn - Gia Định.
Bến Thành xưa đã là trung tâm thương mại sầm uất của Sài Gòn - Gia Định.

Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện nên Sài Gòn gần như nguyên vẹn sau chiến tranh. Năm 1982, Nghị quyết số 01-NQ/TW, Bộ Chính trị xác định mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng TPHCM sau giải phóng: “từ một thành phố tiêu thụ chuyển sang một thành phố sản xuất, từ kinh tế phục vụ chiến tranh và hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài chuyển sang kinh tế độc lập, phục vụ dân sinh và tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Từ đó, nền kinh tế TPHCM chuyển sang nền kinh tế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa với kinh tế quốc doanh và tập thể đóng vai trò chủ đạo. Hầu hết các xí nghiệp tư nhân lớn và vừa được quốc hữu hóa để trở thành các doanh nghiệp quốc doanh. Giai đoạn 1976-1980, tỷ trọng công nghiệp quốc doanh chiếm 70-75% và tỷ trọng kinh tế tập thể chiếm hơn 21% giá trị tổng sản lượng công nghiệp. 

Tuy nhiên, thời điểm này, việc áp dụng một cách thụ động, chủ quan, duy ý chí, mang nặng tính áp đặt cơ chế kinh tế mới, cộng thêm các yếu tố khách quan như mất hẳn thị trường và nguồn cung cấp máy móc, nguyên vật liệu từ phương Tây và Nhật Bản, sự rút lui của bộ phận đáng kể tư sản Hoa Kiều, ảnh hưởng chính sách cấm vận của Mỹ… đã làm cho năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng suy giảm. GDP của TPHCM những năm 1976-1980 chỉ ở mức bình quân 2,2%/năm.

Rút kinh nghiệm từ những hạn chế, yếu kém đó, kinh tế TPHCM đã từng bước “bung ra”, từng bước loại bỏ dần cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Theo số liệu của Viện Kinh tế TPHCM, cuối năm 1985, trong bối cảnh cả nước chưa thoát khỏi khủng hoảng, TPHCM với khoảng 6% dân số cả nước đã đóng góp 19% tổng sản phẩm xã hội và 17,4 thu nhập quốc dân của cả nước.

PGS.TS Võ Văn Sen cho rằng, chính cá tính TPHCM đã tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế
PGS.TS Võ Văn Sen cho rằng, chính "cá tính" TPHCM đã tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế

“Cá tính ” TPHCM

Theo TS Lê Hữu Phước, TPHCM chính là “chuột bạch” khi từ góp phần kiến tạo đến đi đầu triển khai đường lối đổi mới trên lĩnh vực kinh tế. Hàng loạt đơn vị sản xuất, kinh doanh như Bột giặt miền Nam, thuốc lá Vĩnh Hội, dệt Thành Công… chủ động “phá rào”, vượt qua những quy định không phù hợp để kinh tế giải phóng sức sản xuất, giải tỏa phân phối lưu thông. Việc “phá rào” trong kinh tế vào “đêm trước đổi mới” không chỉ giải quyết được những khó khăn, ách tắc tại các cơ sở mà còn hỗ trợ cho những cách suy nghĩ mới.

Do ảnh hưởng của cải cách “giá - lương - tiền” nên giai đoạn 1986-1990, kinh tế TPHCM có sự sụt giảm tăng trưởng. Nhưng những chủ trương chính sách đúng đắn của đường lối đổi mới, kinh tế TPHCM đã thay đổi nhanh chóng diện mạo sau hơn 20 năm bước ra khỏi chiến tranh và khủng hoảng. Năm 2000, TPHCM đóng góp khoảng 19% cho GDP cả nước.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, TPHCM có tốc độ phát triển kinh tế khá cao, nhất là giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng bình quân đạt 11,2%/năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trên 1,5 lần của cả nước. Năm 2010-2014, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (2007-2010) và cuộc “đại suy thoái kinh tế toàn cầu” từ năm 2009 nhưng TPHCM vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 9%/năm. 

Cơ cấu kinh tế TPHCM duy trì tỷ lệ: dịch vụ 53%, công nghiệp, xây dựng 45,8%, nông nghiệp 1,2%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 54%, kinh tế nhà nước 20%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%, kinh tế tập thể chiếm 1%. TPHCM đóng vai trò là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với mức đóng góp GDP trung bình hằng năm khoảng 60% trong vùng và 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam bộ.

Bộ mặt của TPHCM sau 40 năm đổi mới: năng động, hiện đại, văn minh
Bộ mặt của TPHCM sau 40 năm đổi mới: năng động, hiện đại, văn minh

Kinh tế đối ngoại là thế mạnh của TPHCM trong thời kỳ đổi mới trên cả 3 lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA). Nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza, Saigon Square, Parkson Sài Gòn… TPHCM đã hình thành hệ thống 16 khu chế xuất - khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 4.000 ha.

Theo PGS.TS Võ Văn Sen, có nhiều cơ sở để cho kinh tế TPHCM phát triển mạnh, năng động nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng chính là… “cá tính” của TPHCM.

“Sự trẻ trung, đa dạng, phóng khoáng, cởi mở… là những gì dễ nhận thấy trong tính cách người Nam Bộ nói chung, người Sài Gòn - TPHCM nói riêng. Tính cách đó phần nào cũng thể hiện rõ nét trong cách thức làm kinh tế của người dân thành phố: năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá… “Cá tính” đó, nếu biết phát huy đúng cách sẽ là một động lực lớn trong phát triển kinh tế của thành phố”, PGS.TS Võ Văn Sen đánh giá.

Ngô Công Quang


 Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

 

 


http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-tphcm-tu-thanh-tri-den-thanh-thi-1065749.htm
http://dantri.com.vn/kinh-doanh.htm